Công tác quản lý Quản_lý_tài_nguyên_thiên_nhiên

Tài nguyên nước

Công tác quản lý tài nguyên nước[7]: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Vai trò của nước với sự sống trên trái đất là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước.Hiện nay công tác quản lý tài nguyên quý giá này còn rất nhiều bất cập từ khai thác cho đến sử dụng. Cụ thể việc cấp phép khai thác một cách bừa bãi cùng với việc khai thác quá mức đã làm hạ thấm mực nước ngầm đáng kể. Kéo theo nước ngầm bị ô nhiễm. Trên thế giới thì nhiều quốc gia đang phải đối mặt với việc thiếu nước sạch để sử dụng do việc quản lý không tốt[8].

Ở Việt Nam tình trạng thiếu nước sạch cũng đang được báo động rất mạnh mẽ. Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn – phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường

Tài nguyên rừng

Công tác quản lý tài nguyên rừng: Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay.[9]. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá rừng và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng.

Trên thế giới Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh trách nhiệmtrong việc bảo tồn rừng giúp cho các nước đang phát triển quản lý rừng và khuyến khíchcác tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến khích quản lý rừng bền vững. Ở Việt nam có Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1994. Để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ che phủ rừng của Việt nam đạt 43% (tỷ lệ của năm 1943). Chínhphủ Việt nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5triệu ha rừng. Điều này khẳng định rõ lỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển bền vững.

Tài nguyên đất

Công tác bảo vệ nguồn tài nguyên đất: Hiện nay tài nguyên đất đang bị chuyển đổi cơ cấu rất mạnh mẽ, đất nông nghiệp đang ngày một bị chuyển qua phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày càng tăng thêm. Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn[10].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quản_lý_tài_nguyên_thiên_nhiên http://www.environment.nsw.gov.au/vegetation/nvact... http://geography.berkeley.edu/programcourses/Cours... http://bss.sfsu.edu/holzman/courses/GEOG%20657/env... http://study.massey.ac.nz/massey/students/studymas... http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIE... http://www.fes-sgu.edu.vn/tin-tuc/tin-quoc-te/92-b... http://duanlamnghiep.gov.vn/Ban-can-biet_002880000... http://www.iwem.gov.vn/?News&id=480&g_id=218 http://luanvan.net.vn/luan-van/do-an-tai-nguyen-th... http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Co...